Bạn cần giúp đỡ? Hãy gọi: 028 3716 6668Bạn cần giúp đỡ? Hãy gọi: 028 3716 6668 0917 348 799 - 028 3716 6668 hoặc - info@anphaelite.com

Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và CN)Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và CN)

CÔNG TY CỔ PHẦN TINH HOA AN PHA

CÔNG TY CỔ PHẦN TINH HOA AN PHA

Giải Pháp Chuyên Nghiệp Cho Chăn Nuôi

Hỗ trợ nái cao sản từ giai đoạn mang thai tới giai đoạn nuôi con

  • 05/11/2021
  •  

    Giai đoạn mang thai và nuôi con đóng một vai trò quan trọng trong vòng đời của heo nái. Và trong giai đoạn nái khô, hệ thống sinh sản của heo nái vẫn chuẩn bị cho giai đoạn giao phối.Mỗi giai đoạn đều có sự trao đổi chất và sinh lý đặc trưng riêng biệt. Hiểu rõ về các giai đoạn khác nhau và cách quản lý chúng phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả cao.

     

    I-GIAI ĐOẠN THEN CHỐT

    Thụ tinh nhân tạo

     

    Đầu tiên, nang trứng tiếp tục phát triển ngay sau khi đẻ và trong suốt giai đoạn nuôi con. Sự phát triển này không thực sự giống nhau giữa những con nái khác nhau, nhưng chưa có giải thích nào rõ ràng về vấn đề này; ngay cả khi có sự không đồng nhất về kích thước nang trứng – một phần là từ di truyền trên nái cao sản. Tuy nhiên, những con nái có nang trứng phát triển tốt trong giai đoạn nuôi con thì khoảng thời gian từ cai sữa đến lần động dục tiếp theo ngắn hơn và cho lứa đẻ lớn hơn ở lần đẻ tiếp theo. Điều đó có nghĩa là việc chăm sóc tốt nái nuôi con là rất quan trọng để chuẩn bị cho lứa sinh sản tiếp theo.

     

    Tiếp theo, thời điểm cai sữa là bắt đầu giai đoạn phát triển và hình thành nang trứng. Nang trứng phát triển tốt sẽ rút ngắn giai đoạn cai sữa đến động dục và đảm bảo quá trình rụng trứng tốt, đồng nghĩa với việc tối đa số trứng rụng trong cùng 1 thời gian. Tiếp đó, thời gian thụ tinh cho đến khi phôi làm tổ trong tử cung heo nái cũng rất quan trọng. Trên thực tế, trong trường hợp quản lý không tốt ở khâu này (nhu cầu dinh dưỡng, phúc lợi, sinh lý,…) phôi có thể dễ bị chết vì mức độ nhạy cảm cao -đặc biệt trong mùa nắng nóng liên quan đến stress nhiệt. Hơn cả việc giảm khả năng sinh sản, nguy cơ mất phôi trước khi làm tổ dẫn đến việc không phát hiện nái có chửa, từ đó tạo nên thời kỳ đình dục trên nái. Nếu phôi làm tổ trong nội mạc tử cung thành công sẽ hình thành sự phát triển của nhau thai – liên kết giữa nái và phôi (khoảng 3 tuần sau khi động.

    Cuối giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con

     

    Vào 1/3 thời gian cuối mang thai (từ ngày 80 trở đi) rất quan trọng chủ yếu dựa vào nhu cầu dinh dưỡng. Bào thai bắt đầu phát triển nhanh chóng trong giai đoạn cuối cùng này cho đến khi đẻ (7g / ngày vào khoảng ngày thứ 40 mang thai so với 36 gr/ ngày vào khoảng ngày thứ 100 thai kỳ). Sự cân bằng dinh dưỡng tốt là rất cần thiết để bảo vệ heo nái cũng như bào thai. Trong trường hợp đó, điều quan trọng hơn là phải quản lý tốt heo nái cao sản và các chất dinh dưỡng được cung cấp trong khẩu phần. Đảm bảo trạng thái cơ thể heo nái cân bằng tốt trước khi vào chuồng đẻ là điều cần thiết để bắt đầu giai đoạn nuôi con.

     

    Sau cùng, giai đoạn nuôi con là rất cần thiết để quản lý tốt heo nái. Heo con 1 ngày tuổi phụ thuộc nhiều vào sữa đầu; Và đối với lứa đẻ có số lượng heo con lớn thì chất lượng sữa đầu là điều rất cần thiết vì lượng sữa không tăng luỹ tiến với số lượng heo con. Năng suất tăng trưởng của heo ảnh hưởng lớn bởi những ngày đầu tiên của vòng đời do vậy heo nái phải cung cấp sữa đầu có chất lượng cao hơn (protein, chất béo, khả năng miễn dịch, hàm lượng chất chống oxy hóa…).

     

    II. TÁC ĐỘNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ STRESS OXY HOÁ

     

    Các giải pháp để kiểm soát các giai đoạn này rất đa dạng và cần phải có một cách tiếp cận tổng thể. Di truyền, cân bằng năng lượng, thao tác kỹ thuật ở trang trại, chất lượng thức ăn, quản lý stress, … tất cả mọi thứ đều phải được xem xét. Nhưng hãy cùng tập trung vào việc chống oxy hóa – một trạng thái trao đổi chất tương ứng với khả năng của cơ thể đối mặt với các gốc tự do, chất thải tự nhiên của các phản ứng sinh học và trao đổi chất (ví dụ: hô hấp tế bào).

     

    Các gốc tự do này bình thường được tạo ra bởi các tế bào nhưng trong trường hợp có yếu tố stress (nội sinh hoặc ngoại sinh), nồng độ của chúng tăng cao hơn mức bình thường, tạo ra sự mất cân bằng dẫn đến các tế bào bị tổn thương. Trong quá trình động dục và làm tổ, nó có thể làm giảm số lượng tế bào trứng còn sống và làm rối loạn quá trình cấy ghép phôi. Trong quá trình đẻ, nó có thể làm giảm chất lượng sữa đầu từ đó ảnh hưởng đến việc truyền khả năng phòng vệ từ nái sang heo con.